When Life Gives You Tangerines
Tác phẩm do Kim Won Suk đạo diễn, Lim Sang Choon biên kịch. Bối cảnh phần đầu đặt tại đảo Jeju năm 1950-1960, theo chân Ae Sun (IU) và Gwan Sik (Park Bo Gum), có tuổi thơ gắn liền với hòn đảo. Ae Sun mồ côi cha mẹ, tự bươn chải để nuôi bản thân và hai em cùng mẹ khác cha. Cô thích sáng tác thơ (poetry) và muốn học đại học ở Seoul, nhưng nghèo đói (poverty) và định kiến về giới tính (gender prejudice) kìm hãm cô. Năm 19 tuổi, cô và Gwan Sik quyết định rời quê đến Busan với mong ước xây dựng cuộc sống mới.
Phim ghi dấu ấn nhờ câu chuyện nhẹ nhàng (heartwarming story), khắc họa nỗ lực vượt khó (resilience) của các nhân vật. Ae Sun bề ngoài mạnh mẽ nhưng tâm hồn mong manh (fragile soul). Cô mang nhiều nỗi đau nhưng vẫn cố gắng bước tiếp, với sự giúp sức từ cậu bé Gwan Sik. Biên kịch lồng ghép nhiều tình tiết cho thấy hạnh phúc (happiness) có thể đến từ điều nhỏ nhặt. Đó là việc Gwan Sik lấy trộm cá của nhà mình để cho Ae Sun ăn trong 10 năm, bài thơ viết về người mẹ đoạt giải nhì của Ae Sun, hay giây phút trò chuyện vui đùa của những hải nữ (haenyeo – female divers) sau giờ làm việc. Êkíp lồng ghép nhiều chủ đề, từ tình yêu đôi lứa (romance), tình mẫu tử (motherly love) đến xung đột giàu nghèo (class conflict) và ý chí vươn lên (determination) của con người. Trên chặng đường trưởng thành (coming-of-age journey), dù kiên trì đến đâu, vẫn có sự cố xảy ra, khiến mục tiêu của họ đi chệch hướng (off-track).
Tác phẩm không có nhân vật phản diện (antagonist), biên kịch cũng không chỉ ra việc làm của họ đúng hay sai mà cho thấy mỗi người đều có lý do riêng (personal justification). Nhiều câu thoại gợi suy ngẫm (thought-provoking) cho người xem, ví dụ: “Cha mẹ chỉ nhớ những điều khiến họ hối tiếc (regret), và con cái chỉ nhớ điều làm họ buồn (sorrow)”, “Ngay cả khi cả cha và mẹ đều mất trước, con của họ vẫn sẽ sống tiếp”.
Sang phần hai (Part Two) (từ tập năm đến tám), Ae Sun và Gwan Sik trở thành cha mẹ của Geum Myeong, động viên lúc con gái đối mặt va vấp (struggles) trong cuộc sống. Dù lo lắng, họ phải học cách chấp nhận sự thật (harsh reality) rằng đến một lúc nào đó, cô bé cũng sẽ phải rời xa cả hai để tự lập (independence).
Trên các nền tảng mạng xã hội (social media platforms) và diễn đàn phim Hàn Quốc, nhiều người cho rằng bộ phim là lời tri ân (tribute) thế hệ trước đã trải qua gian khổ (hardships), đồng thời là câu chuyện cảm động (touching story) về các bậc phụ huynh cố gắng dành cho con những điều tốt đẹp (best opportunities).